Thống kê chim cánh cụt ở Nam Cực.

Nhà bảo tồn Steve Forrest đếm số lượng chim cánh cụt ở đảo Anvers.

Số lượng chim cánh cụt quai nón (chinstrap penguin) sống tại phía Tây châu Nam Cực đã giảm 77% so với lần khảo sát trước vào thập niên 1970. Các nhà khoa học cho biết tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã chạm đến lục địa xa xôi nhất.

Loài chim này được đặt tên như vậy bởi chúng sở hữu một dải lông màu đen nhỏ chạy dọc theo bên dưới đầu, trông như quai mũ. Chúng sống tập trung ở các đảo, bờ biển Nam Thái Bình Dương và Nam Cực, ăn các loài nhuyễn thể để sống.

Nhóm chim cánh cụt đang bước đi trên một tảng băng trôi ở gần kênh Lemaire, châu Nam Cực vào ngày 6 tháng 2 năm 2020.
Nhóm chim cánh cụt đang bước đi trên một tảng băng trôi ở gần kênh Lemaire, châu Nam Cực vào ngày 6 tháng 2 năm 2020.
Hai cá thể chim cánh cụt quai nón đang bơi ở ngoài khơi đảo Two Hummock.
Hai cá thể chim cánh cụt quai nón đang bơi ở ngoài khơi đảo Two Hummock.
Một con chim cánh cụt quai mũ ở đảo Snow.
Một con chim cánh cụt quai mũ ở đảo Snow.

“Sự sụt giảm số lượng này rất đáng báo động. Một điều gì đó rất kinh khủng đã xảy ra, ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn của sinh vật tại vùng này. Thức ăn ngày càng ít đi, dẫn tới số lượng cá thể cũng giảm đi theo thời gian, khiến giới khoa học phải đặt câu hỏi tại sao,” nhà bảo tồn sinh vật học Steve Forrest cho biết. Ông là thành viên trong nhóm khoa học vừa trở về từ Nam Cực.

Nhà khoa học Noah Strycker nói chuyện với các thành viên khác trong nhóm trên tàu Esperanza, neo ở mũi Quentin, đảo Anvers.
Nhà khoa học Noah Strycker nói chuyện với các thành viên khác trong nhóm trên tàu Esperanza, neo ở mũi Quentin, đảo Anvers.
Nhà khoa học Michael Wethington thu gom rác trên đảo Snow bên cạnh những chú chim cánh cụt không sợ con người.
Nhà khoa học Michael Wethington thu gom rác trên đảo Snow bên cạnh những chú chim cánh cụt không sợ con người.
Nhóm nghiên cứu thu gom rác thải và dọn dẹp các chất bẩn ở đảo Snow.
Nhóm nghiên cứu thu gom rác thải và dọn dẹp các chất bẩn ở đảo Snow.
Nhà hoạt động Usnea Granger của tổ chức Greenpeace cùng các thành viên khác của đoàn lái tàu nhỏ đến mũi Quentin.
Nhà hoạt động Usnea Granger của tổ chức Greenpeace cùng các thành viên khác của đoàn lái tàu nhỏ đến mũi Quentin.
Nhà hoạt động Hanna Jauhiainen của tổ chức Greenpeace nhìn ra bên ngoài từ cửa sổ tàu Esperanza khi họ sắp đến gần mũi Quentin.
Nhà hoạt động Hanna Jauhiainen của tổ chức Greenpeace nhìn ra bên ngoài từ cửa sổ tàu Esperanza khi họ sắp đến gần mũi Quentin.

Các nhà khoa học đến từ hai trường đại học ở Mỹ là Stony Brook và Northeastern, họ đi trên hai con tàu Esperanza và Arctic Sunrise của tổ chức phi lợi nhuận Greenpeace từ ngày 5 tháng 1 đến ngày 8 tháng 2 năm 2020.

Ở lục địa băng giá này, nhóm khoa học thực hiện nhiều khảo sát bằng thủ công, bằng dụng cụ máy và bằng drone để đưa ra đánh giá chung.

Số lượng chim cánh cụt quai mũ tại đảo Elephant, nơi tập trung loài này đông nhất, đã giảm đến 60% kể từ lần khảo sát gần đây nhất thực hiện vào những năm 1970, tức là ít hơn 53.000 cặp sinh sản so với số liệu trước.

Đoàn khoa học trên tàu Esperanza đang hướng đến kênh Lemaire để cập vào đất liền.
Đoàn khoa học trên tàu Esperanza đang hướng đến kênh Lemaire để cập vào đất liền.
Một con chim cánh cụt quai nón bước đi trên băng ở mũi Quentin, đảo Anvers.
Một con chim cánh cụt quai nón bước đi trên băng ở mũi Quentin, đảo Anvers.
Một con hải cẩu bơi giữa những mảnh băng vỡ ở mũi Quentin, đảo Anvers.
Một con hải cẩu bơi giữa những mảnh băng vỡ ở mũi Quentin, đảo Anvers.
Một con cá voi đang bơi ở cảng Orne.
Một con cá voi đang bơi ở cảng Orne.
Một con chim cánh cụt quai mũ đang nhảy lên nước ở đảo Snow.
Một con chim cánh cụt quai mũ đang nhảy lên nước ở đảo Snow.
Nhà bảo tồn Steve Forrest đếm số lượng chim cánh cụt ở đảo Anvers.
Nhà bảo tồn Steve Forrest đếm số lượng chim cánh cụt ở đảo Anvers.

“Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm về số lượng của loài, nhưng mọi bằng chứng mà chúng tôi có được đều chỉ ra sự thay đổi tiêu cực của khí hậu là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mà ta đang chứng kiến,” Heather Lynch, Phó Giáo sư Sinh thái học và Tiến hóa học tại Đại học Stony Brook, cho biết.

Tổ chức Khí tượng Thế giới cũng mới chia sẻ thông tin, một trạm đo ở Nam Cực ghi nhận mức nhiệt cao nhất từng có ở lục địa này: -18,3 độ C. Tổ chức này cũng cho biết chính sự ấm lên toàn cầu khiến tạo thành một dải nóng bao quanh cực Nam, dẫn tới việc băng tan nhanh tại đây.

Những con chim cánh cụt đang tập trung thành bầy ở đảo Anvers.
Những con chim cánh cụt đang tập trung thành bầy ở đảo Anvers.
Mặt Trăng mọc lên trên những tảng băng trôi ở vịnh Fournier, châu Nam Cực.
Mặt Trăng mọc lên trên những tảng băng trôi ở vịnh Fournier, châu Nam Cực.
Những ngọn núi sừng sững ở vịnh Fournier.
Những ngọn núi sừng sững ở vịnh Fournier.

Từ xa trước khi gặp mặt những chú chim cánh cụt đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã ngửi được mùi nồng của phân chim. Dần dần, họ sẽ nghe âm thanh ồn ào phát ra từ đàn chim. Tuy vậy, chim cánh cụt không biết sợ người nên chúng mặc kệ sự xuất hiện của nhóm khoa học gia.

Greenpeace hiện đang kêu gọi Liên Hiệp Quốc cam kết bảo vệ 30% đại dương của thế giới cho đến năm 2030, mà mục tiêu cụ thể vốn được giới khoa học và các chính phủ đặt ra đó chính là giảm thiểu đến mức tối đa sự các hoạt động gây hại của con người lên tự nhiên.

3 chú chim cánh cụt Gentoo đang đi bộ dọc theo bờ biển ở mũi Quentin, đảo Anvers.
3 chú chim cánh cụt Gentoo đang đi bộ dọc theo bờ biển ở mũi Quentin, đảo Anvers.
Những con chim cánh cụt Gentoo ở mũi Quentin, đảo Anvers.
Những con chim cánh cụt Gentoo ở mũi Quentin, đảo Anvers.
Một con hải cẩu đang nằm nghỉ trên đảo Snow.
Một con hải cẩu đang nằm nghỉ trên đảo Snow.
Một con hải cẩu đang nằm nghỉ trên đảo Snow.
Một con hải cẩu đang nằm nghỉ trên đảo Snow.

“Dần dần chúng ta sẽ mất đi những loài vật mà ta luôn yêu thích, chẳng hạn như chim cánh cụt quai nón ở đảo Voi này. Xa hơn nữa, thế giới sẽ trở thành một nơi không còn loài nào và liệu ta có muốn sống như vậy không? Đại dương là một yếu tố rất quan trọng giúp điều hòa khí hậu của hành tinh này,” bà Frida Bengtsson, đại diện tổ chức Greenpeace cho biết.

Đối với Usnia Granger, nhà hoạt động 36 tuổi của Greenpeace, chuyến đi đến Nam Cực lần này chính là hiện thực hóa giấc mơ của cô mặc dù cô không phải đến tham quan hay chụp ảnh, mà là dọn dẹp rác thải, làm sạch khu vực này và tiến hành nhiều khảo sát khoa học khác.

Usnea Granger bện tóc cho Julia Zanolli cùng nhóm bên trong tàu Esperanza, neo gần kênh Lemaire.
Usnea Granger bện tóc cho Julia Zanolli cùng nhóm bên trong tàu Esperanza, neo gần kênh Lemaire.
Usnea Granger vận động cơ thể trên boong tàu trước khi bắt đầu một ngày làm việc trên đảo.
Usnea Granger vận động cơ thể trên boong tàu trước khi bắt đầu một ngày làm việc trên đảo.
Các nhà khoa học và nhà hoạt động của Greenpeace nghịch tuyết trong một ngày nghỉ ở cảng Orne.
Các nhà khoa học và nhà hoạt động của Greenpeace nghịch tuyết trong một ngày nghỉ ở cảng Orne.

“Tôi nghĩ biến đổi khí hậu sẽ không chừa lại một nơi nào, ngay cả châu Nam Cực vốn là một nơi xa xôi tưởng chừng như khó có thể đi đến. Được đứng ở đây ngay lúc này chính là một đặc ân, tôi được chiêm ngưỡng nơi này trước khi nó dần biến đổi,” Usnia Granger chia sẻ.

Bài và ảnh bởi Ueslei Marcelino.

Bài dịch bởi Quang Niên.


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *