Cuộc sống cô lập của những người Nhật khép kín.

Được gọi là Hikikomori, họ là những người tự khép kín mình, không tham gia vào các hoạt động xã hội, phụ thuộc vào cha mẹ dù đã trưởng thành.

Chujo, 24 tuổi, đã trở thành một hikikomori trong hai năm. Anh ấy có ước mơ trở thành một nghệ sĩ opera, nhưng bởi vì là con trai cả, gia đình của anh mong muốn anh nối nghiệp gia truyền. Anh làm công việc văn phòng được một năm nhưng luôn bị căng thẳng cũng như bị chứng đau dạ dày. Anh luôn bị so sánh với người em trai, người mà có thể làm những điều khiến cha mẹ vui lòng. Anh luôn bị cha mẹ khiển trách, ngày qua ngày, áp lực tăng cao, khiến anh cảm thấy xấu hổ. Anh ta quyết định tự nhốt mình trong phòng trong một năm cho đến khi cha mẹ buộc anh tham gia một chương trình hỗ trợ tinh thần.

Chujo, 24 tuổi, đã trở thành một hikikomori trong hai năm. Anh ấy có ước mơ trở thành một nghệ sĩ opera, nhưng bởi vì là con trai cả, gia đình của anh mong muốn anh nối nghiệp gia truyền. Anh làm công việc văn phòng được một năm nhưng luôn bị căng thẳng cũng như bị chứng đau dạ dày. Anh luôn bị so sánh với người em trai, người mà có thể làm những điều khiến cha mẹ vui lòng. Anh luôn bị cha mẹ khiển trách, ngày qua ngày, áp lực tăng cao, khiến anh cảm thấy xấu hổ. Anh ta quyết định tự nhốt mình trong phòng trong một năm cho đến khi cha mẹ buộc anh tham gia một chương trình hỗ trợ tinh thần.

Vào năm 2016, một cuộc điều tra của chính phủ Nhật Bản đã đưa ra con số 540.000 người từ 15 tuổi đến 39 tuổi thuộc nhóm này. Nhưng con số này có thể lớn hơn gấp đôi, bởi họ là những người sống ẩn dật, nên rất khó để thống kê được chính xác.

Nhiếp ảnh gia Maika Elan người Việt Nam trong thời gian sống tại Nhật Bản, đã thực hiện bộ ảnh này, cho biết “nơi đây luôn có hai mặt đối lập tồn tại với nhau. Dù đó là hiện đại hay truyền thống, thì nó luôn nhộn nhịp mà cũng rất cô đơn. Những nhà hàng luôn đầy ắp, nhưng hãy chú ý kỹ, bạn sẽ thấy những vị thực khách ngồi ăn chỉ một mình. Ở ngoài đường luôn đông đúc bất kể là giờ nào, nhưng ở đó có những nhân viên văn phòng thẩn thờ vì kiệt sức.”

Elan, là một người Việt Nam, lần đầu nghe nói về những hikikomori khi cô lưu trú theo một chương trình dành cho các nghệ sĩ tại Nhật Bản trong 6 tháng. Cô thông qua một cô gái người Nhật là Oguri Ayako, làm việc tại tổ chức phi lợi nhuận New Start, để kéo những hikikomori ra khỏi cuộc sống khép kín của họ.

Nhận yêu cầu từ phụ huynh, cùng số tiền 8.000 USD mỗi năm, những người như Ayako thường xuyên liên lạc với những người sống cô lập và trò chuyện với họ. Quá trình này kéo dài vài tháng và trải qua từng giai đoạn, như làm quen, viết thư, nói chuyện qua điện thoại, nói chuyện qua cửa rồi sau cùng là vào nhà gặp mặt trực tiếp. Mục tiêu cuối cùng là đưa những người này đến sống tại ký túc xá của New Start và tham gia những chương trình đào tạo nghề.

Ayako đã giúp từ bốn mươi đến năm mươi người như vậy thoát khỏi sự cô lập kéo dài hàng thập niên của họ. Elan đi theo Ayako đến gặp 11 hikikomori khác nhau nhưng chỉ năm người trong số họ cho phép chụp ảnh. “Đầu tiên, tôi nghĩ họ lười biếng và sống ích kỷ,” cô thừa nhận, nhưng qua thời gian khi cô hiểu được họ, cô đã thay đổi cách suy nghĩ này về họ.

Cuộc sống khép kín không chỉ có ở duy nhất Nhật Bản, mà ở đây mức độ của nó nghiêm trọng nhất. Elan dẫn nhiều lý do cho thấy tại sao điều này lại có thể xảy ra: ngày càng có nhiều gia đình chỉ có một đứa con trai và họ đặt mọi kỳ vọng lên đứa con đó, những người con này mang trọng trách nặng nề vì noi gương cha của họ là những người đã phải làm việc cật lực bất kể ngày đêm, áp lực về định kiến xã hội đối với vai trò của người đàn ông ngày càng lớn, cũng như trách nhiệm kinh tế khi trở thành trụ cột chính trong gia đình của nam giới.

Tuy nhiên, một lời giải thích khác đến từ sự chuyển đổi văn hóa của đất nước này, từ một xã hội sống tập thể sang một xã hội mang tính cá nhân hơn, nhất là khi thế hệ trẻ vẫn luôn tìm cách thức mới để thể hiện sự độc đáo của riêng họ. “Ở Nhật Bản, nơi mà sự độc đáo của cá nhân vẫn được đánh giá cao, thì danh tiếng và vẻ bề ngoài là điều quan trọng nhất.

Những hikikomori sống xa cách với xã hội, nhận thức được họ là những người thất bại trong xã hội. Họ mất tự tin vào cuộc sống, nghĩ đến viễn cảnh thất bại khi trở về nhà và những áp lực đè nặng, khiến họ cảm thấy an toàn khi tự khóa chặt mình sau cánh cửa phòng khép kín,” nữ nhiếp ảnh gia Elan chia sẻ.

Elan dự định tiếp tục dự án này qua việc tập trung vào những người làm việc giúp đỡ các hikikomori. Họ là những người phụ nữ lạ mặt với các hikikomori nhưng đó lại chính là giải pháp để giải quyết việc này. Trong cuộc hành trình, Elan đã biết được một trong những hikikomori mà cô chụp ảnh, là Ikuo Nakamura, đã kết hôn với nhân viên Oguri Ayako của tổ chức. Giờ đây anh chàng Ikuo Nakamura muốn trở thành nhân viên để làm công việc giúp đỡ những người giống như anh trước đây.

Nhiếp ảnh gia: Maika Elan.

Tác giả bài viết: Laurence Butet-Roch.

Bài viết được đăng trên National Geographic.

Bài dịch bởi Quang Niên.

Cuộc sống cô lập của những người Nhật khép kín.

Được gọi là Hikikomori, họ là những người tự khép kín mình, không tham gia vào các hoạt động xã hội, phụ thuộc vào cha mẹ dù đã trưởng thành.

Chujo, 24 tuổi, đã trở thành một hikikomori trong hai năm. Anh ấy có ước mơ trở thành một nghệ sĩ opera, nhưng bởi vì là con trai cả, gia đình của anh mong muốn anh nối nghiệp gia truyền. Anh làm công việc văn phòng được một năm nhưng luôn bị căng thẳng cũng như bị chứng đau dạ dày. Anh luôn bị so sánh với người em trai, người mà có thể làm những điều khiến cha mẹ vui lòng. Anh luôn bị cha mẹ khiển trách, ngày qua ngày, áp lực tăng cao, khiến anh cảm thấy xấu hổ. Anh ta quyết định tự nhốt mình trong phòng trong một năm cho đến khi cha mẹ buộc anh tham gia một chương trình hỗ trợ tinh thần.

Chujo, 24 tuổi, đã trở thành một hikikomori trong hai năm. Anh ấy có ước mơ trở thành một nghệ sĩ opera, nhưng bởi vì là con trai cả, gia đình của anh mong muốn anh nối nghiệp gia truyền. Anh làm công việc văn phòng được một năm nhưng luôn bị căng thẳng cũng như bị chứng đau dạ dày. Anh luôn bị so sánh với người em trai, người mà có thể làm những điều khiến cha mẹ vui lòng. Anh luôn bị cha mẹ khiển trách, ngày qua ngày, áp lực tăng cao, khiến anh cảm thấy xấu hổ. Anh ta quyết định tự nhốt mình trong phòng trong một năm cho đến khi cha mẹ buộc anh tham gia một chương trình hỗ trợ tinh thần.

Vào năm 2016, một cuộc điều tra của chính phủ Nhật Bản đã đưa ra con số 540.000 người từ 15 tuổi đến 39 tuổi thuộc nhóm này. Nhưng con số này có thể lớn hơn gấp đôi, bởi họ là những người sống ẩn dật, nên rất khó để thống kê được chính xác.

Nhiếp ảnh gia Maika Elan người Việt Nam trong thời gian sống tại Nhật Bản, đã thực hiện bộ ảnh này, cho biết “nơi đây luôn có hai mặt đối lập tồn tại với nhau. Dù đó là hiện đại hay truyền thống, thì nó luôn nhộn nhịp mà cũng rất cô đơn. Những nhà hàng luôn đầy ắp, nhưng hãy chú ý kỹ, bạn sẽ thấy những vị thực khách ngồi ăn chỉ một mình. Ở ngoài đường luôn đông đúc bất kể là giờ nào, nhưng ở đó có những nhân viên văn phòng thẩn thờ vì kiệt sức.”

Elan, là một người Việt Nam, lần đầu nghe nói về những hikikomori khi cô lưu trú theo một chương trình dành cho các nghệ sĩ tại Nhật Bản trong 6 tháng. Cô thông qua một cô gái người Nhật là Oguri Ayako, làm việc tại tổ chức phi lợi nhuận New Start, để kéo những hikikomori ra khỏi cuộc sống khép kín của họ.

Nhận yêu cầu từ phụ huynh, cùng số tiền 8.000 USD mỗi năm, những người như Ayako thường xuyên liên lạc với những người sống cô lập và trò chuyện với họ. Quá trình này kéo dài vài tháng và trải qua từng giai đoạn, như làm quen, viết thư, nói chuyện qua điện thoại, nói chuyện qua cửa rồi sau cùng là vào nhà gặp mặt trực tiếp. Mục tiêu cuối cùng là đưa những người này đến sống tại ký túc xá của New Start và tham gia những chương trình đào tạo nghề.

Ayako đã giúp từ bốn mươi đến năm mươi người như vậy thoát khỏi sự cô lập kéo dài hàng thập niên của họ. Elan đi theo Ayako đến gặp 11 hikikomori khác nhau nhưng chỉ năm người trong số họ cho phép chụp ảnh. “Đầu tiên, tôi nghĩ họ lười biếng và sống ích kỷ,” cô thừa nhận, nhưng qua thời gian khi cô hiểu được họ, cô đã thay đổi cách suy nghĩ này về họ.

Cuộc sống khép kín không chỉ có ở duy nhất Nhật Bản, mà ở đây mức độ của nó nghiêm trọng nhất. Elan dẫn nhiều lý do cho thấy tại sao điều này lại có thể xảy ra: ngày càng có nhiều gia đình chỉ có một đứa con trai và họ đặt mọi kỳ vọng lên đứa con đó, những người con này mang trọng trách nặng nề vì noi gương cha của họ là những người đã phải làm việc cật lực bất kể ngày đêm, áp lực về định kiến xã hội đối với vai trò của người đàn ông ngày càng lớn, cũng như trách nhiệm kinh tế khi trở thành trụ cột chính trong gia đình của nam giới.

Tuy nhiên, một lời giải thích khác đến từ sự chuyển đổi văn hóa của đất nước này, từ một xã hội sống tập thể sang một xã hội mang tính cá nhân hơn, nhất là khi thế hệ trẻ vẫn luôn tìm cách thức mới để thể hiện sự độc đáo của riêng họ. “Ở Nhật Bản, nơi mà sự độc đáo của cá nhân vẫn được đánh giá cao, thì danh tiếng và vẻ bề ngoài là điều quan trọng nhất.

Những hikikomori sống xa cách với xã hội, nhận thức được họ là những người thất bại trong xã hội. Họ mất tự tin vào cuộc sống, nghĩ đến viễn cảnh thất bại khi trở về nhà và những áp lực đè nặng, khiến họ cảm thấy an toàn khi tự khóa chặt mình sau cánh cửa phòng khép kín,” nữ nhiếp ảnh gia Elan chia sẻ.

Elan dự định tiếp tục dự án này qua việc tập trung vào những người làm việc giúp đỡ các hikikomori. Họ là những người phụ nữ lạ mặt với các hikikomori nhưng đó lại chính là giải pháp để giải quyết việc này. Trong cuộc hành trình, Elan đã biết được một trong những hikikomori mà cô chụp ảnh, là Ikuo Nakamura, đã kết hôn với nhân viên Oguri Ayako của tổ chức. Giờ đây anh chàng Ikuo Nakamura muốn trở thành nhân viên để làm công việc giúp đỡ những người giống như anh trước đây.

Nhiếp ảnh gia: Maika Elan.

Tác giả bài viết: Laurence Butet-Roch.

Bài viết được đăng trên National Geographic.

Bài dịch bởi Quang Niên.